Van cổng hiện nay là một thiết bị không thể thiếu được trong những hệ thống xử lý nước, nước thải, dầu, hóa chất… Loại van này được coi là thiết bị thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Nó có thể sử dụng được trong nhiều hệ thống cũng như là các môi trường khác nhau, ngoài ra nó được chế tạo từ chất liệu tốt nên có độ bền rất cao. Tuy nhiên, nhiều quý khách vẫn chưa hiểu rõ được công dụng của van cổng.
Vì vậy, Tuấn Hưng Phát đã tổng hợp lại những ưu điểm, cấu tạo nguyên lý… của van cổng trong bài viết dưới đây để cho quý khách có thể tham khảo. Và từ đó có thể lựa chọn được cho mình loại van phù hợp với hệ thống cũng như mục đích sử dụng của mình.
Khái niệm van cổng là gì?
Van cổng (có tên tiếng anh là gate valves) là một thiết bị được lắp đặt trong hệ thống đường ống, mang chức năng và nhiệm vụ đóng hoặc là mở để dòng lưu chảy có thể chảy qua một vị trí nhất định, được hoạt động nhờ cách nâng hoặc là hạ cánh van lên xuống như cánh cửa nên nó được đặt tên là Van cổng. Ngoài ra van còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Van cửa, van hai chiều hoặc van 2 chiều
Van còn có chức năng có thể đóng hoặc là mở được một cách hoàn toàn những cũng có thể được dùng trong việc muốn điều tiết dòng lưu chất chảy trên đường ống. Tuy nhiên, có một lưu ý là quý khách không nên sử dụng để điều tiết lưu lượng thường xuyên vì nó sẽ làm ảnh hưởng hoặc là cánh van, ty, trục…
Quá trình vân hành hoạt động van thì ta có thể thực hiện theo thao tác xoay vô lăng theo hướng chiều kim đồng hồ để có thể đóng hoặc ta có thể quay ngược chiều kim đồng hồ để có thể mở được van.
Van cổng là loại van phổ biến nên nó được sử dụng trong các khu công nghiệp, dân dụng và được sử dụng phổ biến nhất trong ngành cấp thoát nước.
Van còn được xem là một loại van công nghiệp không có ảnh hưởng đến lưu lượng đi qua đường ống, bởi khi mở van hoàn toàn thì cánh van sẽ không còn nằm trên đường ống nữa.
Ngoài ra, van cổng còn có một số tên gọi khác như: van cổng, van cửa, van chặn, van 2 chiều, van khóa.
Sơ lược về lịch sử của van cổng
-
Thời gian và địa điểm ra đời của van
Van cổng có lịch sử khá là lâu đời. Lúc đầu van được sử dụng trong ngành công nghiệp với mục đích để có thể kiểm soát được dòng lưu chảy ở Hoa Kỳ. Thời kỳ đầu thì tính phổ biến của van vẫn còn hạn chế, phải vào khoảng giữa thế kỷ 19 thì van cổng mới được sử dụng rộng rãi.
-
Quá trình phát triển
Sau này được sử dụng phổ biến nhiều hơn thì nhà sáng chế đã cải tạo cấu tạo của van thêm những bộ phận đĩa van và đĩa đệm làm kín.
Khi ngành công nghiệp năng lượng hơi nước phát triển và nhiệt độ và áp suất lò hơi tăng lên, buộc các van bắt buộc phải cải tiến. Nên một số trường hợp thì các nhà sản xuất xuất nồi hơi không thể có được loại van mà họ cần, vì vậy họ đã tự thiết kế và sản xuất ra thiết bị phù hợp.
Đến thế kỷ 20 thì áp lực hơi nước bắt đầu vượt quá mức 150 – 200 psi. Và những ứng dụng áp suất này được xử lý dễ dàng bằng các van bằng đồng và sắt trong ngày. Van với chất liệu gang có thể dễ dàng xử lý nhiệt độ khiêm tốn 350 – 400 độ trong những ngày này trước khi siêu nhiệt độ cao và tua bin hơi nước.
Thông số kỹ thuật Van cổng
- Chất liệu: gang, nhựa, thép, inox…
- Kích thước: từ DN50 đến DN1400
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN20, PN25
- Tiêu chuẩn van: BS, DIN, JIS
- Kiểu kết nối: mặt bích
- Kiểu van: ty chìm hoặc ty nổi
- Hãng sản xuất: ARV, AUT, AMG,…
- Xuất xứ: Hàn Quốc,…
Cấu tạo van cổng
Van cổng có từ rất lâu đời nên nó trải qua nhiều giai đoạn phát triển và van được cải tiến liên tục.
Cấu tạo của van có những bộ phận chính sau đây:
- Thân van: Là bộ phận quan trọng nhất. Bộ phận này thường được chế tạo từ chất liệu gang, nhựa, thép, inox… Thân van thường được chế tạo bằng phương pháp đúc và được chế tạo từ nhiều phần ghép lại với nhau. Hai mặt bích được đúc liền với hai bên thân van giúp kết nối với đường ống hoặc các thiết bị khác. Thân thường được gia công và phủ một lớp sơn epoxy giúp chống õi hóa và tạo tính thẩm mỹ cao.
- Đĩa van( cửa van): Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp và đóng/ mở lưu chấ, đĩa thường được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn và chịu được lực tốt. Phần đĩa van được gắn cố định phần trên với trục van, đầu trên của trục sẽ được nối với thiết bị truyền động( hay còn gọi là tay quay vô lăng) bằng lỗ ren, khi được vặn tay quay cùng chiều kim đồng hồ thì trục sẽ được chuyển động lên trên kéo đĩa van lên, đồng nghĩa với việc mở van và ngược lại khi văn tay quay ngược chiều kim đồng hồ van sẽ được đóng lại.
- Trục van: là bộ phận khá là quan trọng, nó được kết nối với phần trên với vô lăng và phần dưới với cánh van, lúc đó nó giúp cho cánh van được kéo lên kéo cuống và cũng là bộ phận chịu được lực rất nhiều. Trục van thường được chế tạo bằng các kim loại có độ cứng cao, có thể chịu được lực và chịu được ma sát.
- Gioăng làm kín: là bộ phận cũng quan trọng không kém, vì đây là bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ chiếc van cổng nào. Gioăng làm kín giúp cho chiếc van cổng chúng ta sử dụng được kín hơn, không bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài. Có thể sử dụng được bền van hay không thì phụ thuộc vào điểm này của gioăng làm kín.
- Nắp van: là bộ phận ở phía trên của thân van và thượng được sử dụng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là được ứng dụng để có thể tháo ra trong những lần bảo dưỡng định kỳ. Nắp van có thể lắp vào nhiều kiểu khác nhau: mặt bích, ren, hàn… cái này nó sẽ tùy thuộc vào từng loại van cửa được chế tạo.
- Cánh van: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất sử dụng. Nên bộ phận này thường được chế tạo bằng các vật liệu có độ chống ăn mòn và chịu lực cực tốt.
- Cánh van: là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưu chất sử dụng. Bộ phận này thường được chế tạo từ các vật liệu có độ chống ăn mòn và chịu lực được tốt.
- Ghế đệm: là bộ phận nằm bên dưới của thân van, giúp cho quá trình đóng van được kín hoàn toàn đồng thời giúp cho quá trình đóng van được nhẹ nhàng, giảm lực.
Nguyên lý hoạt động
Với cấu tạo khá là đơn giản nên nguyên lý hoạt động của van cổng cũng khá là đơn giản.
Khi bắt đầu vận hành van thì chúng ta sẽ phải quay vô lăng – tay van theo hướng kim đồng hồ, ngay lập tức trục van sẽ được truyền để chuyển động từ vô lăng khi nó biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến. Trục của van được liên kết chặt chẽ với đĩa van, vì thế mà đĩa van sẽ bị di chuyển lên xuống và cắt ngang vào dòng lưu chất bên trong đường ống. Và lưu chất bên trong van sẽ là hơi nước, dầu, xăng, chất lỏng sẽ bị chặn lại bởi cánh van và nhờ có gioăng làm kìn nên không có bất kỳ sự rò rỉ nào, van đã được đóng chặt hoàn toàn.
Còn trong trường hợp ngược lại, thì chúng ta quay ngược lại tay van theo chiều ngược kim đồng hồ thì đĩa van cổng sẽ được di chuyển lên trên thoát dần được khỏi dòng chảy và cho lưu chất thông trên đường ống qua thân van. Khi cánh cổng van được rút lên hoàn toàn thì chất lỏng sẽ không còn bất kỳ sức cản nào và dòng chảy sẽ được chảy hoàn toàn, van cổng của chúng ta sẽ được mở một cách hoàn toàn.
Trong một số trường hợp thì người dùng có thể sử dụng van cửa để mở ra một cách không hoàn toàn hoặc muốn sử dụng van để có thể điều tiết được dòng chảy. Tuy nhiên, cánh van sẽ bị xói mòn nhiều bởi lực và ma sát của lưu chất. Vì điều này mà các đơn vị sản xuất van cổng thường có lưu ý là không nên sử dụng van cổng để có thể điều tiết được dòng chảy trừ khi trong trường hợp cần thiết.
Cách vận hành van cổng
Như đã nói ở trên, với cấu tạo và nguyên lý làm việc thì việc vận hành khá đơn giản nhưng cần đọc thêm để có thể hiểu sâu hơn trong quá trình sử dụng van.
Là một thiết bị dùng để đóng dòng lưu chất khi đĩa van chắn ngang qua toàn bộ dòng chảy. Khi ta mở van thì những chuyển động đầu tiên của tay quay sẽ làm cho giảm lực tác dụng lên hai cổng. Và trong hệ thống còn sử dụng van cửa có sự thay đổi lớn về nhiệt độ thì sự giãn nở ở hai phần của cổng van, nó sẽ làm cho biến dạng phần thân van và tạo nên lực tác động rất lớn lên cửa van và có thể làm cho hỏng van nếu không được thiết kế tốt.
Còn đối với cấu tạo ở cổng van nó cho phép có thể ghép nối với nhiều bộ phận nên chúng thường gặp trục trặc nếu như có tạp chất bị tắc kẹt hay là bị lắng đọng trong đó. Nên với van cửa thì người ta thường sử dụng trong các hệ thống đường ống có độ sạch cao hoặc là người dùng có thể sử dụng thêm cái lọc ý để lọc các bụi bẩn và giup cho đường ống được sạch hơn.
Ưu và nhược điểm của van cửa
1. Ưu điểm
- Chất liệu tốt nên độ bền cao
- Không làm giảm áp suất của hệ thống khi van mở hoàn toàn.
- Van có hành trình đóng mở ngắn hơn, nhanh hơn và sử dụng ít lực hơn trong việc đóng mở so với van cầu.
- Độ ứng dụng của van vô cùng rộng. Ngoài nước, dầu và các lưu chất khác thì van có thể còn được sử dụng trong các môi trường có chứa chất rắn dạng hạt và có độ nhớt lớn. Đôi khi van còn được sử dụng như van thông hơi và van hệ thống chân không thấp.
- Van đóng mở từ từ nên nó không gây ra tình trạng shock áp, đây là hiện tượng gây ra rung giật đường ống.
- Thân van đơn giản và dễ dàng lắp đặt vận hành, bảo trì bảo dưỡng.
2. Nhược điểm
Ở thiết bị nào cũng vậy, đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Và van cổng cũng vậy, tuy nhiên những nhược điểm của van cổng không nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến việc xử lý của hệ thống.
- Thành van dễ bị sói mòn do lưu chất đi qua
- Vị trí lắp đặt van cổng cần có một không gian rộng, nhất là đối với dòng van cổng ty nổi
- Các van cổng có đĩa dạng song song có cấu tạo khá là phức tạp nên dễ bị kẹt trong quá trình sử dụng lâu dài dẫn đến hiện tượng đóng mở không kín gây ra tình trạng rò rỉ, vì cấu tạo có nhiều thành phần nên làm cho việc bảo trì bảo dưỡng tốn kém và mất khá nhiều thời gian.
Và hiện nay các nhà sản xuất đang nghiên cứu và tìm ra phương án để có thể khắc phục được những nhược điểm trên, để mang đến cho người dùng một sản phẩm tốt nhất.
Ứng dụng của van cổng
Do van được chế tạo từ các chất liệu khác nhau, có thiết kế kết hợp với tính phổ biến nên chúng được nhiều người lựa chọn và tin dùng.
Van được sử dụng trong các đơn vị cốc nhiệt độ cao đến thực phẩm và dịch cụ dược phẩm…
Được sử dụng hầu hết trong các dịch vụ chất lỏng như không khí, khí đốt, nước cấp, hơi nuocwsm dầu bôi trơn,…
Các ngành mà van được ứng dụng:
- Ngành công nghiệp dầu khí
- Ngành công nghiệp hàng hải
- Ngành công nghiệp hóa chất
- Ứng dụng trong lĩnh vực PCCC
- Trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện
- Trong các nhà máy cung cấp nước, xử lý nước thải.
Phân loại van cổng
Như đã nói thì van cổng có khá nhiều loại và kích thước khác nhau để có thể phù hợp với hệ thống đường ống. Và việc phân loại van cửa thì nó dựa vào khá nhiều tiêu chí khác nhau như là: cấu tạo, vật liệu, kiểu vận hành…
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp các loại van để cho quý khách dễ tham khảo.
-
Van cổng chìm
Van cổng chìm là dạng van có phần ty van được thiết kế nằm thụt bên trong thân van. Loại van mà ty van không có định với đĩa van, khi trục van chỉ xoay tròn, chuyển động xoay của ty thông qua các khớp ren giữa đĩa van và trục van, tác động làm cho đĩa van chuyển động lên xuống. Và van được thiết kế bọc kín không nhìn thấy được gì nên người ta đặt là van cổng chìm.
-
Van cổng ty nổi
Là loại van mà ty van có thể chuyển động lên hoặc xuống cùng với đĩa van trong quá trình vận hành đóng mở, hoặc điều chỉnh dỏng chảy bên trong van. Van có thể chuyển động tịnh tiến nên nó tạo ra bởi khớp ren ngoài của trục van và ren trong của bạc trục trên vô lăng.
Phân loại van dựa vào chất liệu
Với lịch sử ra đời khá lâu và được ứng dụng vào nhiều môi trượng, hệ thống khác nhau. Nên van cổng được chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau. Dưới đây là một số chất liệu làm van cổng được mọi người tin dùng.
-
Van cổng gang
Đây là loại van phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Nó được sử dụng trong các hệ thống cấp nước, thoát nước, PCCC.
-
Van cổng thép
Đối với chất liệu này thì van có những ưu điểm vượt trội hơn so với những loại khác. Van được làm bằng thép có thể chịu được áp lực tốt hơn, chịu được nhiệt độ tốt hơn. Nên van được sử dụng trong các môi trường có thể chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao.
-
Van cổng inox
Van được làm từ inox rất thông dụng, được sản xuất từ vật liệu inox 201, 304 hoặc là 316. Van được sử dụng trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thông cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, thậm chí dùng được cả trong hóa chất. Với chất liệu inox nên van không bị ăn mòn.
-
Van cổng đồng
Van được làm bằng đồng được ứng dụng rộng rãi cho các hệ thống dân dụng, sinh hoạt. Đặc biệt nó được dùng rất nhiều trong các hệ thống cấp nước sạch, hệ thống tưới tiêu và các nhà máy cấp nước công nghiệp.
-
Van cổng nhựa
Van cổng nhựa được chế tạo từ các loại nhựa khác nhau như: PVC, UPVC, CPVC,… đây đều là những loại van có độ bền cao, kể cả với những thời tiết khắc nghiệt. Loại van này không bị oxi hóa, không bị co ngót, không bị biến dạng theo thời gian, chống hóa chất ăn mòn, có bề mặt bên trong mượt mà dùng được cho hóa chất. Nên loại van này có thể chịu được áp lực cao khoảng 16 bar trở lại.
Báo giá sản phẩm van cổng
Trên thị trường hiện nay thì có rất nhiều đơn vị phân phối van cổng với những giá thành khác nhau và chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Để có thể mua được loại van cổng chính hãng, chính sách bảo hành tốt và giá cả ưu đãi nhất thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ chi tiết về sản phẩm.
Công ty Tuấn Hưng Phát chúng tôi phân phối đầy đủ các dòng van cổng với những kích thước khác nhau cũng như các loại van khác đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Chúng tôi cam kết hàng chuẩn chính hãng, kèm theo đó là chính sách bảo hành tốt nhất với giá cả ưu đãi khi quý khách mua số lượng lớn. Chúng tôi luôn sẵn số lượng lớn van cổng các loại cũng như các sản phẩm khác.
Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi đến bài biết. Mọi chi tiết liên hệ đến hotline.
Chúc quý khách một ngày tốt lành!
Theo dõi thêm về các sản phẩm van khác:vandien.vn