Nhiều khách hàng sẽ thắc mắc Van cầu là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cầu là gì? Chắc hẳn nhiều bạn đang tìm hiểu thiết bị van cầu để phục vụ cho mục đích cũng như hệ thống của mình.
Van cầu là một thiết bị được sử dụng rất nhiều trong đời sống vì nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá dễ dàng.. Van được chế tạo từ các chất liệu tốt nên có độ bền cao và chịu được những môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao. Loại van này rất đa dạng về mẫu mã và kích thước nên có thể phù hợp với nhiều kích thước đường ống. Và để có thể hiểu rõ hơn về Van cầu thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nha!
Van cầu là gì?
Khái niệm của van cầu khá là đơn giản và dễ hiểu. Van cầu hay còn được gọi là van cầu hơn, van cầu chữ ngã, van cầu yên ngựa. Van có chức năng chính là dùng để đóng mở hoặc là điều tiết được dòng lưu chất đi qua van. Thiết bị được cấu tạo gồm có 2 phần: phần cho dòng chảy lưu thông là nửa trên và nửa dưới chính là chảy lưu thông qua. Bộ phận vách ngăn đo kết hợp với đĩa van, đĩa van ở đây có thể dạng đĩa phẳng và đĩa cầu, côn để có thể đóng mở, điều tiết dòng chảy.
Van cầu là một trong những loại van công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đường ống. Vì thiết bị được hoạt động nhờ có bộ phận tay quay bên trên. Khi có lực tác động lên tay quay theo hướng từ phải qua trái với chế độ tương ứng van đang ở trạng thái mở. Và trong trường hợp còn lại thì van sẽ ở trạng thái đóng. Mới đầu nhìn có thể người dùng sẽ dễ bị nhầm lẫn việc hoạt động của van với van cổng. Van được sử dụng trong các hệ thống đường hơi, lò hơi áp suất. Sản phẩm được chế tạo từ gang hoặc là thép nên khả năng làm việc ở nhiệt độ đến 400 độ C và áp lực PN40. Van có hai dạng kết nối: van cầu mặt bích và van cầu mặt ren.
Thông số kỹ thuật của van cầu
- Chất liệu: gang, inox, thép, đồng
- Kích thước: DN15 – DN1000
- Nhiệt độ: – 200C ~ 4500C
- Áp lực: PN16, PN25
- Kiểu kết nối: lắp ren hoặc lắp bích
- Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, BS, ANSI, DIN
- Cách thức vận hành: tay quay, điều khiển khí nén, điều khiển điện
- Bảo hành: 12 tháng
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Lan, Trung Quốc
- Tình trạng hàng: có sẵn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van cầu
Cấu tạo
Van cầu có tạo khá là đơn giản, van có thể điều khiển bằng nhiều phương pháp khác nhau, cũng như các phương pháp kết nối. Thiết bị được chia làm nhiều bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận đều có những chức năng, vai trò khác nhau và cũng được chế tạo từ các chất liệu khác nhau. Bộ phận chính trong van cầu chính là: phần thân van và đĩa van. Dưới đây chính là những bộ phận để có thể cấu tạo nên được van:
-
Thân van
Thân van là bộ phận nằm phía ngoài cùng của van. Là nơi chịu áp lực chính cho dòng lưu chất chảy qua và cũng là nơi chứa tất cả các chi tiết khác của van. Bộ phận van được kết nối với ống thông qua kiểu kết nối mặt ren hoặc mặt bích. Trong phần thân van còn có vòng đệm kín hoặc có tên gọi khác là ghế đỡ, là một trong hai bộ phận có chức năng ngăn dòng lưu chất lại.
-
Nắp và gối đỡ
Bộ phận này được lắp ghép với thân van và tạo nên một khối thân van hoàn chỉnh không bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài. Nó có chức năng là đậy van lại và cũng là bộ phận giữ cố định các bộ phận khác. Ngoài ra, bộ phận nắp van còn có một chức năng nữa là cho van có thể ngăn được dòng lưu chất không tràn ngược lên. Thường được chế tạo từ gang, thép hoặc inox
-
Đĩa van
Đĩa van được coi như là cánh cửa dùng để đóng mở van dưới sự tác động của trục van, đây chính là bộ phận quan trọng nhất. Bộ phận có chức năng ngăn dòng chảy hoàn toàn và có thể siết chặt được bằng lực nén lên bộ phận vòng đệm, để giúp cho van nằm trong trạng thái đóng. Tốc độ đầu ra dòng lưu chất có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh khoảng cách giữa van và vòng đệm. Đĩa van được chế tạo với rất nhiều hình dạng khác nhau, nhưng có hai dạng chính được sử dụng nhiều nhất chính là: nút chai và hình côn. Đĩa được làm từ hợp kim chống ăn mòn cao như: A105, Cr13, inox X20
-
Trục hay bạc trục van
Trục van là bộ phận được dùng để liên kết với giữa phần đĩa van và vô lăng hoặc là bộ phần truyền động. Trên trục có ren nên khi ta thực hiện thao tác quay tay van thì sẽ làm cho bộ phận trục van xoay thông qua bộ ren giữa trục và tay vặn. Trục thường được làm bằng gioăng để có thể tránh rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.
Phần bạc trục nó là bộ phận mang chức năng đỡ trục và có ren bên trong, phía dưới bạc trục có gioăng cao su để đảm bảo được độ kín khi lưu chất chảy qua. Thường sẽ được làm bằng các hợp kim cứng nên nó có thể chịu được lực và độ bền cao.
-
Tay quay
Đối với các van có kích thước giới hạn từ DN250 – DN300, van này thường được điều khiển bằng tay. Ưu điểm khi điều khiển bằng tay đó là không cần dùng lực tác động lớn lên vô lăng nhưng van vẫn có thể tạo lên mô men quay lớn tác động lên trục van. Tuy nhiên với van có kích thước lớn từ DN400, hoặc là có dòng áp suất lớn và chúng ta sẽ dùng phương pháp vận hành bằng điện hoặc là có thể sử dạng điều khiển khí nén.
-
Gioăng làm kín
Là bộ phận có chức năng làm kín và chống rò rỉ dòng lưu chất ra bên ngoài môi trường. Gioăng thường được làm từ các vật liệu chịu được áp suất và nhiệt độ cao. Trong van cầu thì bộ phận gioăng được sử dụng để lắp với các bộ phận khác như: gioăng làm kín thân và nắp, gioăng làm kín mối nối giữa mặt bích van với mặt bích của ống. Tất cả đều có cùng một chức năng chung. Khi sử dụng van cầu, bạn nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì van để có tránh gặp những sự cố.
-
Các bộ phận khác
Trong van cầu còn có những bộ phận khác để hỗ trợ các bộ phận khác như: bu lông và đai ốc, bộ phần truyền động và các loại đồng hồ đo.
Nguyên lý hoạt động
Để có thể điều khiển được van thì chúng ta cần điều khiển – quay tay vặn hoặc có thể sử dụng bộ phận truyền động, lúc đó trục van cũng sẽ chuyển động xoay, bằng các rãnh ren trên trục xoay và bạc trục. Nếu chuyển động xoay được thì sau đó nó sẽ chuyển động tịnh tiến thẳng đứng. Từ đó làm cho đĩa van cũng được chuyển động theo phương thẳng vuông góc với vòng đệm. Trong trường hợp van được đóng hoàn toàn khi bề mặt đĩa van và bề mặt vòng đệm được tiếp xúc nhau và lúc đó dòng chảy sẽ được ngăn hoàn toàn khi độ siết đạt đến độ kín khiết.
Còn van trong trạng thái mở thì bề mặt đĩa van sẽ không tiếp xúc được với bề mặt vòng đệm, tốc độ dòng chảy được điều chỉnh bằng cách tăng giảm khoảng cách của 2 bề mặt.
Ưu và nhược điểm của van cầu
Nhắc đến sản phẩm nào thì đều có những ưu và nhược điểm và van cầu cũng không thể bỏ qua được. Tuy nhiên, nhược điểm của van không có ảnh hưởng nhiều đến việc hoạt động hệ thống, vì vậy van cầu vẫn là một thiết bị tốt được nhiều người tin dùng và lựa chọn.
1. Ưu điểm
- Van được làm từ chất liệu có độ bền cao
- Có nhiều mẫu mã và kích thước, phù hợp với nhiều hệ thống
- Van có khả năng vận hành đơn giản và dễ dàng
- Van được thiết kế gọn gang nên có thể tháo rời các chi tiết nằm trong thân van. Nhờ có điều này mà giúp cho người dùng thuận tiện trong việc bảo dưỡng cũng như thay thế các bộ phận khác khi gặp sự cố.
- Độ đóng mở van ngắn và độ kiểm soát tốt về dòng chảy đu qua van
- Hoạt động tốt cho những môi trường làm việc với áp suất lớn và nhiệt độ cao
- Trong môi trường có hơi nóng nên nó yêu cầu van có độ đảm bảo độ kín cao, chịu được áp lực lớn nên van cầu chính là thiết bị thông minh và phù hợp nhất để có thể lắp đặt.
2. Nhược điểm
- Khi thao tác đóng van thì sẽ nặng hơn nhiều so với lúc mở. Bởi khi đóng van thì dòng chảy sẽ có áp lực đẩy đĩa van phản lực lại.
- Van không phù hợp cho những dòng lưu chất dạng hạt có có độ sệt. Vì khi sử dụng van này thì rất dễ mắc kẹt tại vị trí ghế van dẫn đến tình trạng ách tắc dòng chảy.
- Trọng lượng của van cũng tương đối nặng và khá là cồng kềnh so với các loại dòng van khác.
- Dỏng chảy đi qua van bị giảm áp lực đi khá là nhiều.
- Về giá thành thì khá cao so với những dòng van khác cùng kích thước.
Ứng dụng của van cầu
Với những ưu điểm và những đặc điểm khác biệt so với những dòng van khác thì van cầu được nhiều khách lựa tin dùng và lựa chọn. Vì van có nhiều kích thước cũng như các vật liệu chế tạo cũng khác nhau và có chức năng điều tiết được dòng chảy cực tốt, nên van cầu được ứng dụng khá nhiều trong các hệ thống điển hình như sau:
- Được sử dụng trong hệ thống cung cấp nước, cấp thoát nước
- Hệ thống làm mát, dầu nhiên liệu có lưu lượng điều chỉnh và có độ kín nước rất quan trọng
- Hệ thống sản xuất chế biến thực phẩm
- Hệ thống dẫn động hóa chất
- Những hệ thống dẫn động hơi với nhiệt độ cao
- Nắp nồi hơi, ống thoát nước và lỗ thông hơi chính.
Phân loại van cầu theo hình dạng và dòng chảy
Theo kiểu phân loại này thì van được chia làm mấy loại sau đây:
Van góc( van chữ R) – Dỏng chảy được chảy theo hướng vuông góc: Vì dòng chảy được đổi hướng nên áp lực hoặc tốc độ của dòng chảy bị giam đi nhiều với các loại dòng van khác.
Van chữ Z – Dòng van chảy theo hướng chữ Z: đây chính là dòng van được sử dụng phổ biến cho những dòng chảy thông thường
Van ba ngã (van chữ T) – Dòng chảy theo hướng chữ T: Loại này thường được dùng để có thể điều chỉnh được dòng lưu chất và nó có tác dụng trong việc trộn dòng và đặc biệt cần thiết đối với những công ty hóa chất.
Van chữ Y – dòng chảy xiên theo chữ Y: Dòng van này có áp lực dòng giảm nhiều hơn so với van chữ Z. Phù hợp với những dòng áp lực cao.
Phân loại theo chất liệu
Phân loại theo tiêu chí này thì ta có mấy loại như sau:
Van cầu gang
Là loại van được nhiều người lựa chọn và tin dùng nhất, nên loại này là phổ biển nhất trên thị trường. Không chỉ tính ứng dụng cao mà vì vật liệu gang rẻ hơn so với các vật liệu kim loại khác. Van cầu được làm bằng gang có tính chống mài mòn tốt và hấp thụ tiếng ồn tốt. Van thường được sử dụng trên các hệ thống nước thải và dẫn dầu, khí.
Van cầu inox
Loại van được làm từ chất liệu này có giá thành tương đối cao so với các loại van cùng loại khác. Van cầu được làm từ inox có thể được sử dụng trong những hệ thống có yêu cầu cao về khả nắng chống bám dính, áp lực cao và đặc biệt là độ bền khi có va đập lớn, có thể khắc phục được tính giòn của gang. Nhưng loại van này lại thường có kích thước nhỏ.
Van cầu đồng
Van này cũng giống như van cầu inox, loại này thường chỉ có kích thước nhỏ. Nhưng nó lại có tính dễ đúc của đồng và có độ bền va đập, đặc biệt là đối với các loại van có kết nối bằng ren thì van gang khó có thể đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
Van cầu thép
Loại van này thường được sử dụng trong các hệ thống có thế chịu được áp lực lớn. Loại van này có đặc tính cứng bền của thép, tuy nhiên tính đúc của thép không dễ như đồng hay là gang, vì vậy mà nhìn nhà sản xuất không có nhiều sản phẩm van thép.
Và theo tiêu chí phân loại này thì ta còn phải tùy thuộc theo từng vật liệu để có được phạm vi áp suất và nhiệt độ làm việc khác nhau. Đây chính là yếu tố cơ bản để có thể lựa chọn được loại van phù hợp với nhiệt độ môi trường làm việc, cũng như là nhiệt độ và áp suất của dòng lưu chất chảy trong van.
Mỗi loại vật liệu đều có những đặc tính riêng của nó, vì vậy mà trong từng giai đoạn thiết kế hệ thống cho các chuyên gia ta sẽ dựa vào các đặc tính của vật liệu để có thể lựa chọn được loại van phù hợp với hệ thống. Không chỉ có thế mà người dùng còn phải dựa vào lưu lượng của dòng chảy cũng như là tính chất của nó để mà lựa chọn van.
Phân loại theo kiểu kết nối
Như hai tiêu chí phân loại ở trên thì thì kiểu người dùng nên dựa vào kiểu kết nối của loại van để cho phù hợp với hệ thống đường ống của mình. Có mấy kiểu kết nối phổ biến trong van cầu như sau:
Van cầu kết nối ren trong
Loại van cầu có kiểu kết nối này thì van ren sẽ được lắp với ống là ren bên ngoài. Kiểu lắp ghép ren thường dùng có đường ống có đường kính 150mm. Ren được sử dụng ở đây thường là ren ống song song hoặc là ren thang. Loại này thường được làm từ chất liệu inox hoặc là đồng, có kích thước nhỏ đến DN100
Van cầu kết nối mặt bích
Van có kiểu kết nối mặt bích thuận tiện trong việc tháo lắp và tháo van ra khỏi hệ thống khi sửa chữa hoặc là bảo dưỡng. Còn để đảm bảo được độ kín thì người ta sẽ sử dụng gioăng cao su giữa hai mặt bích. Gioăng có thể là cao su hoặc là kim loại. Việc lựa chọn vật liệu của gioăng thì ta phải phụ thuộc vào áp lực, nhiệt độ của dòng lưu chất và điều kiện làm việc của van. Với chất liệu là gang hoặc inox thì mặt bích thường là mặt trơn, còn đối với chất liệu thép đúc thì mặt bích thường có rảnh để có thể vòng gasket kín hóa chất, một số khác thì tạo một vòng mặt lồi để có thể tạo tiếp xúc kín dòng lưu chất. Kích thước của loại kết nối này từ DN40 trở lên.
Van cầu kết nối hàn socket
Kiểu kết nối này có đầu ống trơn, đầu này sẽ được luồn vào đầu socket của van, sau đó nó sẽ được hàn bằng đường hàn ở mặt ngoài của ống. Kết nối này chi được sử dụng cho các van thép, dùng cho các ống có đường kính DN50 trở xuống. Loại kết nối này được sử dụng cho các hệ thống có nhiệt độ và áp suất cao. Ngoài ra, van còn được sử dụng trong các hệ thống ít phải tháo rời hoặc là thay thế van.
Van cầu kết nối hàn
Với kiểu kết nối này thì van được vát nghiêng, tương tự như vật đầu ống kết nối cũng được vát bằng máy, để tạo nên mối hàn hoàn chỉnh khi hàn ống với van. Loại này thường được làm từ théo và có thể ứng dụng trong hệ thống áp suất và nhiệt độ cao, van được yêu cầu sử dụng lâu dài.
Báo giá van cầu
Trên thị trường hiện nay loại van cầu được khá nhiều người dùng lựa chọn và tin dùng trong hệ thống đường ống của mình. Van cầu được ứng dụng trong cả đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng được sử dụng phổ biển hơn trong công nghiệp với những ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống dẫn hơi, dầu và nước. Đặc biệt nó điều tiết và đóng mở những dòng lưu chất có áp suất và nhiệt độ cao.
Có rất nhiều đơn vị cung cấp van cầu với những thương hiệu, giá cả khác nhau. Và để có thể mua được sản phẩm chính hãng, chính sách bảo hành cũng như là giá cả ưu đãi thì bạn có thể liên hệ đến hotline qua để nhân viên bên Tuấn Hưng Phát tư vấn chi tiết về sản phẩm về van cầu và những sản phẩm khác. Chúng tôi cam kết hàng chuẩn chính hãng và giá cả ưu đãi nhất.
Mọi chi tiết liên hệ qua hotline để biết thông tin. Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi bài viết Van cầu. Chúc quý khách một ngày tốt lành!